Tuyên ngôn Trường_thơ_Loạn

Trong bài Tựa tập thơ Điêu tàn (1937) do chính tác giả (Chế Lan Viên) viết, có đoạn:

Hàn Mặc Tử viết: Làm thơ tức là điên. Tôi thêm: Làm thơ là sự phi thường. Thi sĩ không phải là Người. Nó là Người mơ, Người say, Người điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu, Nó thoát Hiện Tại. Nó xáo trộn Dĩ vãng. Nó ôm trùm Tương Lai.Người ta không hiểu được nó vì nó nói những câu vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý. Nhưng thường thường nó không nói. Nó gào, nó thét, nó khóc, nó cười. Cái gì của nó cũng tột cùng. Nó gào vỡ sọ, nó thét đứt hầu, nó khóc trào nước mắt, nó cười tràn cả tuỷ là tuỷ. Thế mà có người tự cho là hiểu được nó, rồi đem nó so sánh với Người, và chê nó là giả dối với Người. Với nó, cái gì nó nói đều có cả...[5]

Là người sáng lập Trường thơ Loạn, năm 1938, trong Tựa tập thơ Điên, Hàn Mặc Tử cũng đã trình bày quan niệm thơ của mình như sau:

...Tôi làm thơ? Nghĩa là tôi nhấn một cung đàn, bấm một đường tơ, rung rinh một làn ánh sáng...Tôi làm thơ? Nghĩa là tôi yếu đuối quá! Tôi bị cám dỗ, tôi phản bội lại tất cả những gì mà lòng tôi, máu tôi, hồn tôi đều hết sức giữ bí mật. Và cũng có nghĩa là tôi đã mất trí, tôi phát điên. Nàng đánh tôi đau quá, tôi bật ra tiếng khóc, tiếng gào, tiếng rú. Có ai ngăn cản được tiếng lòng tôi!...

Sau, Trường thơ Loạn có thêm Bích Khê, một thi sĩ xuất hiện vào giữa cuối phong trào Thơ mới và là người "mang rõ phong cách của Trường thơ Loạn"[6], là "người công dân trung thành của vương quốc (Trường thơ Loạn)"[7].

Năm 1939, Tinh Huyết của Bích Khê ra đời, có bài Tựa của Hàn mặc Tử, trích:

Ta có thể sánh văn thơ của Bích Khê như đóa hoa thần dị... Và đem phân chất, ta sẽ thấy thơ chàng gồm có ba tính cách khác nhau: Thơ tượng trưng, thơ huyền diệu và thơ trụy lạc...Sự điên cuồng ấy uyên nguyên ở một phần thiên tài, và ở một phần sự "Đau khổ"...

GS. Nguyễn Huệ Chi đánh giá:

Với những bài thơ tượng trưng, như "Duy tân", "Tỳ bà", "Nhạc", "Mộng cầm ca"; những bài thơ vừa tượng trưng vừa nhục cảm, như "Tranh lõa thể", "Xác thịt", "Sắc đẹp", v.v...càng mang rõ phong cách của Trường thơ Loạn...[8].

Liên quan

Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam Trường Đại học Ngoại thương Trường Trung học phổ thông chuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Trường Chinh Trường Đại học Duy Tân Trường Đại học Cần Thơ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai